Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sống Đời Có Ý Nghĩa

07/09/201822:22(Xem: 4268)
Sống Đời Có Ý Nghĩa
dalai_lama_143

Cách sống một cuộc đời có ý nghĩa là nuôi dưỡng giá trị căn bản của con người, đi đôi với việc sử dụng trí thông minh.

  

          Sống Đời Có Ý Nghĩa
             Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Mười Bốn
               
              https://studybuddhism.com/vi

  

Tất cả chúng sinh, đặc biệt là con người, có trí phân biệt giữa hạnh phúc và khổ đau, tốt và xấu, điều gì có hại và có lợi. Vì có khả năng nhận thức và phân biệt các loại cảm giác khác nhau nên chúng ta đều giống nhau, vì chúng ta đều muốn được hạnh phúc và không muốn khổ đau.

 

Tuy ở đây, tôi không thể bàn luận phức tạp về việc truy tầm nguồn gốc về cách những loại cảm giác này phát triển như thế nào, nhưng điều hiển nhiên và rõ rệt đối với tất cả mọi người là chúng ta có thiện cảm đối với hạnh phúc, và ác cảm đối với kinh nghiệm đau đớn và khổ sở. Vì thế nên việc sống một cuộc đời hòa hợp và bình an, không tạo ra sự xáo trộn và hỗn loạn là điều vô cùng quan trọng.

 

Khi nói đến việc đạt được bình an và hạnh phúc, nếu như ta cho rằng tất cả sự bình an và hạnh phúc chỉ bắt nguồn từ việc giàu có về mặt vật chất bên ngoài thì điều này sai. Khi nương tựa vào phương tiện vật chất thì điều khả dĩ là ta có thể gia tăng hạnh phúc và lạc thú về mặt thể chất, và loại trừ một số khó khăn về thể chất, nhưng những gì mình có được từ phương tiện vật chất chỉ giới hạn trong kinh nghiệm thân thể.

 

Không giống như các loài động vật khác, con người có nhiều khả năng suy nghĩ, tính toán, đánh giá và lập kế hoạch dài hạn. Vì vậy mà con người có khả năng trải nghiệm thêm những nỗi khổ liên quan đến khả năng suy nghĩ của con người.

 

Thí dụ, trong trường hợp của con người, không như thú vật, chúng ta không thấy thỏa mãn với loại hạnh phúc tạm bợ, và có thể loại trừ một vài nỗi khổ tạm thời. Đó là vì là con người, chúng ta có khả năng lập kế hoạch dài hạn và tính toán, do đó, chúng ta cũng có sự phân chia giữa ta và người. Dựa vào sự phân chia này, chúng ta nói về các quốc gia khác nhau, các nòi giống khác biệt và tôn giáo khác nhau. Chúng ta có vô số sự phân chia, và dựa trên những điều này, chúng ta phát triểu nhiều loại ý tưởng tản mạn và khái niệm mê lầm. Vì những điều này mà đôi khi, chúng ta có quá nhiều hy vọng, và đôi khi quá nhiều nghi ngờ.

 

Vì vậy, nếu chỉ dựa vào trí thông minh và khái niệm của con người thì ta sẽ chịu nhiều nỗi khổ. Điều này được nêu ra rất rõ ràng trong tác phẩm lừng danh gọi là Tứ Bách Kệ Tụng của ngài Thánh Thiên, trong đó có nói (II.8): “Những kẻ có địa vị cao thì khổ tâm, còn thường dân thì khổ thân.”. Điều này có nghĩa là những người có nhiều quyền thế hơn, giàu sang hơn thì có thể không khổ thân nhiều, nhưng họ lại khổ tâm nhiều hơn, còn trong trường hợp của thường dân thì họ khổ thân nhiều hơn, vì không có đủ cơm no, áo ấm, v.v… Vậy thì rõ ràng là chỉ vì cách mình suy nghĩ mà chúng ta phải chịu thêm nhiều khổ đau.

 

Như tôi đã nói trước đây, nỗi khổ thể chất có thể giảm thiểu, nhờ sự tiến bộ về vật chất. Tuy nhiên, nỗi khổ tinh thần thì không thể giảm bớt, bằng cách gia tăng sự thoải mái về mặt vật chất. Một ví dụ rõ ràng là ta có thể thấy nhiều người giàu có, đầy đủ phương tiện vật chất, nhưng vẫn tiếp tục chịu nhiều nỗi khổ tinh thần. Đây là điều mà tất cả chúng ta đều có thể thấy. Vì vậy, rõ ràng là sự khó chịu, khó khăn và nỗi khổ thuần túy là kết quả của thái độ của bạn có thể được giảm thiểu hay loại trừ bằng cách thay đổi quan điểm trong tâm thức, chứ không phải bằng phương tiện vật chất bên ngoài.

 

Để tóm tắt điểm này, khi nói về kinh nghiệm hạnh phúc và khổ đau thì có hai cách để trải nghiệm chúng. Một cách thì rất liên quan đến kinh nghiệm giác quan, nghĩa là sự sung sướng hay đau đớn mà chúng ta trải nghiệm bằng năm giác quan, rồi cách thứ hai là có một mức độ kinh nghiệm hạnh phúc và khổ đau dựa trên tâm thức, hay thái độ của mình. Trong hai cách này thì hạnh phúc và nỗi khổ mà bạn trải nghiệm trong tâm thì mạnh mẽ hơn và dữ dội hơn niềm hạnh phúc và nỗi khổ mà bạn kinh qua bằng giác quan.

 

Một ví dụ rõ rệt là ngay cả khi có mọi phương tiện vật chất, và có lẽ là bạn không có bất cứ vấn đề hay nỗi khổ nào về mặt thể chất, nhưng tâm vẫn không thanh thản, khi bạn có nỗi khổ tâm, thì sự thoải mái về mặt thể chất không thể khắc phục nỗi khổ mà bạn đang trải nghiệm ở mức độ tinh thần. Mặt khác thì dù đang gặp một chút khó khăn và đau khổ về mặt thể chất, nhưng nếu tâm bạn chấp nhận được hoàn cảnh, thì bạn sẽ có khả năng chịu đựng nỗi đau về mặt thể chất.

 

Lấy ví dụ về một người hết lòng dấn thân tu tập một hành trì tôn giáo nào đó. Trong khi theo đuổi pháp tu ấy, dù có thể gặp nhiều gian khổ về mặt thể chất, nhưng nhờ có sự tri túc và mãn nguyện, và viễn ảnh rõ ràng về mục tiêu mà họ đang theo đuổi, người ấy sẽ xem những gian khổ này như niềm vinh dự, thay vì là sự khó khăn. Vậy thì một người có thể khắc phục nỗi khổ về thể chất, nhờ sự sẵn sàng chấp nhận hoàn cảnh về mặt tinh thần, bằng cách thấy những mục tiêu lớn hơn. Có nhiều ví dụ về cách mình có thể khắc phục nỗi khổ về mặt thể chất, khi hướng đến một chủ đích và mục tiêu. Trong những trường hợp như vậy, dù có gặp nhiều khó khăn về thể chất, ta sẽ xem chúng như điều thú vị lớn lao, niềm vui lớn, và là một niềm vinh dự.

 

Để tóm gọn điểm này, trong hai kinh nghiệm mà bạn có qua giác quan và tâm thức thì điều mà bạn tiếp cận và trải nghiệm qua tâm thức quan trọng hơn nhiều.

 

Như tôi có nói, khi phải đối phó với vấn đề tinh thần, đối với những vấn đề thuần túy là kết quả của thái độ và quan điểm thì chúng có thể được giảm thiểu đến mức tối đa và loại trừ bằng cách thay đổi thái độ của mình. Vậy thì chúng ta có cách, có phương tiện và phương pháp để loại trừ những khó khăn về mặt tinh thần. Vì vậy nên việc hiểu biết các phương pháp và phương tiện để ta có thể giảm thiểu tối đa và loại trừ nhiều vấn đề tinh thần là điều quan trọng. Hơn nữa, khi nói về các phương tiện và phương pháp để loại trừ những vấn đề tinh thần thì điều quan trọng là hiểu biết và nhận thức các phẩm chất tốt đẹp bẩm sinh của con người.

 

Ví dụ, tôi nhận thức nó như vầy: nếu xem xét xã hội loài người một cách kỹ càng thì bạn sẽ thấy rằng chúng ta là động vật xã hội. Điều này có nghĩa là chúng ta sống trong một xã hội, và hoàn toàn phụ thuộc lẫn nhau. Ngay từ lúc chào đời cho đến khi trưởng thành và có khả năng tự chăm sóc cho mình, chúng ta phải nhờ vào lòng tốt của người khác, thậm chí cho sức khỏe của mình. Sự việc là như vậy, do cấu trúc sinh học của chúng ta, do cấu trúc thân thể của mình. Càng biểu lộ sự gần gũi và phát triển lòng bi mẫn, quan tâm lẫn nhau thì chúng ta càng có khả năng thành tựu hạnh phúc và an lạc nhiều hơn. Bởi vì lợi ích của những giá trị cơ bản này của con người, ta có thể nói rằng chúng quan trọng và cần thiết, vì thế nên chúng là những phẩm chất cần thiết.

 

Trong trường hợp của một số ví dụ khác, như con của một con bướm, hay con của một con rùa thì dường như giữa mẹ và con của loài rùa hay bướm không có nhiều sự phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ như, trong trường hợp của bướm thì sau khi đẻ trứng, bướm con không thể gặp gỡ cha mẹ của chúng, và trong trường hợp của rùa thì chúng chỉ đẻ trứng, rồi biến mất. Thậm chí nếu bạn đem mẹ của chúng đến gần chúng thì tôi nghi ngờ là các con có thể đáp ứng hay biểu lộ bất cứ tình thương hay tình cảm nào đối với cha mẹ của chúng hay không, bởi vì chúng sống đời độc lập ngay từ lúc chào đời. Điều này có thể là do tập khí của kiếp trước, hay cấu trúc thân thể của chúng. Trong trường hợp con của một con rùa thì chúng có thể tự chăm sóc cho bản thân, nhờ tập khí của kiếp trước, hay cấu trúc cơ thể của chúng. Khi nghe tiếng sóng biển thì chúng bò dần ra biển, và có thể tự chăm sóc cho mình. Hiển nhiên là rùa mẹ không đến để chào mừng các con và dạy chúng bơi, vân vân; những điều này không xảy ra. Vì vậy nên chúng sống một cuộc đời độc lập, và ta không thấy nhiều tình cảm giữa các con và cha mẹ ở đây.

 

Bây giờ, trong trường hợp của con người, vì cấu trúc thân thể của mình, ngay từ lúc chào đời, chúng ta đã có thể biểu lộ tình thương và tình cảm mạnh mẽ đối với cha mẹ mình, đặc biệt là người mẹ. Tôi nhấn mạnh những điểm này, không vì quan điểm chấp nhận kiếp trước và kiếp sau, hay là đề tài tôn giáo, nhưng nếu nhìn kỹ vào cách con người sinh tồn và phát triển thì bạn sẽ thấy vì sự sinh tồn mà chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị con người, lòng từ bi của con người. Trong trường hợp của trẻ con thì ngay từ lúc chào đời, chúng phụ thuộc vào sữa mẹ, rồi dần dần, chúng lại hoàn toàn phụ thuộc vào lòng nhân từ của cha mẹ, cho đến khi chúng có thể tự chăm sóc cho bản thân. Ngay cả sau khi lớn khôn thì chúng vẫn phụ thuộc vào lòng nhân từ của người khác.

 

Ngày nào bạn có một người bạn đồng hành, ngày nào bạn có ai đó chăm sóc cho mình thì bạn sẽ thấy bình an hơn, thư giãn và thoải mái hơn, như đang sống trong mái ấm gia đình nhiều hơn. Vì vậy, việc sống một cuộc đời không phương hại bất cứ ai và cố gắng giúp đỡ tất cả mọi người càng nhiều càng tốt là điều quan trọng. Nếu có tình thương, tình cảm với những chúng sinh khác thì bạn sẽ được tất cả mọi người, mọi loài yêu thích, và vào phút lâm chung, bạn cũng sẽ không lo âu, sợ hãi, không rối loạn tinh thần.   

 

Tuy nhiên, khi bạn lớn lên, đôi khi một loại trí thông minh của con người sẽ có mặt một cách mạnh mẽ và đôi khi, trí thông minh ấy cho ta niềm hy vọng trống rỗng. Chúng ta học những đề tài mới, có thêm kiến thức mới nhờ trí thông minh của con người. Với loại kiến thức này, chúng ta nghĩ rằng đôi khi, đặc biệt trong trường hợp bạn rất thành công, thì bạn có thể nghĩ rằng: “Mình có thể bắt nạt người khác, mình có thể bóc lột họ, bởi vì mình có trí thông minh và kiến thức tuyệt vời, nên trong trường hợp của mình thì giá trị căn bản của con người không quan trọng.”. Bạn có cảm giác về hy vọng trống rỗng ấy, và theo cách này, bạn sẽ phát triển một thái độ và cái nhìn khác biệt, và không ngần ngại bóc lột, bắt nạt người khác, như thể là nhờ vậy mà bạn có thể đạt được một số lợi lạc nào đó.

 

Tuy nhiên, trên thực tế, nếu bạn sống một cuộc đời không quan tâm đến hạnh phúc của tha nhân, rồi dần dần, bạn sẽ thấy mọi người trở thành kẻ thù của bạn. Dù có nhìn sang phải, trái, đằng sau hay phía trước thì bạn sẽ thấy chẳng có bao nhiêu người ưa thích bạn. Vì sống một cuộc đời tiêu cực như vậy, vào phút lâm chung, tất cả mọi người có thể vui mừng vì giờ đây, bạn sắp chết. Chính bạn cũng có thể bắt đầu hối hận khi nhìn lại và phản ảnh về cuộc đời mà bạn đã sống. Bạn cũng có thể thấy thất vọng, là tại vì cách sống như vậy nên không có ai chăm sóc cho bạn nữa. Vì vậy nên rõ ràng là nếu bạn bỏ mặc giá trị căn bản của con người thì việc trông mong hạnh phúc chân thật hay an lạc dài lâu là điều vô vọng. Vì vậy mà cuối cùng, khi chết, bạn sẽ không có ai chăm sóc, không ai yêu thương bạn, và bạn sẽ rời bỏ thế gian này với hai bàn tay trắng, với cảm giác trống rỗng to lớn, một cảm giác thất vọng lớn lao. Thế thì cách sống như vậy, không quan tâm đến các chúng sinh khác, thật sự là cách sống dại dột.

 

Mặt khác, nếu có thể nuôi nấng và trân quý giá trị cơ bản của con người, cộng thêm trí thông minh và trí tuệ cao cả của mình, thì bạn sẽ có khả năng phát triển lòng bi mẫn của con người đến mức vô hạn. Cách sống cuộc đời như vậy là cách của người khôn ngoan; đó là cách làm cho đời sống của bạn tràn đầy ý nghĩa.

 

Graz, nước Áo, Kalachakra Cho Hòa Bình Thế Giới, tháng 10, năm 2002. Tiến sĩ Alexander Berzin hiệu đính sơ. Lozang Ngodrub chuyển Việt ngữ; Võ Thư Ngân hiệu đính.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2024(Xem: 356)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Xin thông báo tổng quát lịch Pháp thoại, khóa tu, Phật sự và hành hương của Thầy Tánh Tuệ năm 2024 Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử lịch trình Hoằng Pháp, sinh hoạt tu học & Phật sự... với sự chia sẻ của Th Tánh Tụê cùng với sự hiện diện của chư Tôn đức tham dự trong tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11- 2024
07/10/2023(Xem: 1322)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
31/07/2021(Xem: 5207)
Quyển sách nầy có 22 tác giả đóng góp bài vở, cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Sách do ba tổ chức tại Hoa Kỳ xuất bản. Đó là: Ananda Viet Foundation, Bodhi M.Foundation và Lotus Media xuất bản nhân lễ Phật Thành Đạo, Phật Lịch 2563, Dương Lịch 2019. Sách có độ dày 280 trang, khổ A5, in trên giấy thường, hình bìa trình bày rất trang nhã. Ban Biên tập gồm ba người. Đó là Đh Tâm Diệu, Đh Nguyên Giác và Đh Tâm Thường Định.
09/06/2021(Xem: 18000)
LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Thứ tự Kinh văn số 1648. Hán văn từ trang 399 đến trang 461 gồm có 12 quyển. - Ngài A La Hán Ưu Ba Đề Sa (Uptissa) còn gọi là Đại Quang tạo luận nầy và vào đời nhà Lương được Ngài Tam Tạng Tăng Già Bà La (Samghaphala) nước Phù Nam dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. - Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân lần nhập thất thứ ba tại đây. Bắt đầu dịch luận nầy vào ngày 10 tháng 12 năm 2005.
07/06/2021(Xem: 10220)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (1984), sau khi đã viết xong quyển "Lễ Nhạc Phật Giáo“, tôi định dịch quyển luận "Đại Thừa Khởi Tín" từ Đại Tạng Kinh, cùng với quý Thầy khác, nhưng không thực hiện được ý định đó. Vì quý Thầy bận nhiều Phật sự phải đi xa. Do đó, tôi đình chỉ việc dịch trên. Sở dĩ như thế, vì tôi nghĩ, tài mình còn non, sức còn kém; đem ý thô sơ, tâm vụng dịch lời kinh Phật chỉ một mình làm sao tránh được những lỗi lầm, thiếu sót. Nếu có nhiều Thầy dịch cùng một lúc, văn ý trong sáng mà lại bổ khuyết cho nhau chỗ thừa, nơi thiếu thì hay hơn; thôi đành phải chờ dịp khác vậy.
26/11/2020(Xem: 4743)
Từ hơn chục năm qua tôi vẫn tận dụng từng giờ trong ngày còn lại để nghe pháp, học pháp và chiêm nghiệm về những lời dạy của Cổ nhân hay Giảng Sư sau thời gian cần phải có và cần thiết cho nhu cầu trong đời sống con người.
04/07/2020(Xem: 5267)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau. Pháp thực hành ban đầu có khác, nhưng tất cả đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng. Đó là giúp cho mỗi hành giả thân tâm được thanh tịnh. Nhờ tâm thanh tịnh nên dễ dàng phát sanh trí huệ, đi đến chỗ hoàn toàn giải thoát giác ngộ. Vì thế, Giáo pháp của Đức Phật nhìn chung có nhiều pháp môn, nhưng xem xét kỷ lại thì không ra ngoài ba yếu tố căn bản là “Giới, Định, Huệ”. Giới-Định-Huệ là ba môn học của Phật giáo, trong kinh gọi là “tam vô lậu học” tức ba môn học giúp hành giả vượt thoát sự trói buộc của mọi phiền não, lậu hoặc, đạt được trạng thái tâm thuần tịnh, trong sáng, định tỉnh, tự do, tự tại… Từ đó đưa đến giác ngộ, chứng nhập quả vị giải thoát hoàn toàn.
02/05/2020(Xem: 5361)
Chỉ khi nào một tổ chức xã hội mà các hội đồng thường xuyên tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, gặp gỡ trong sự hài hòa và tôn trọng lẫn nhau, họ sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Khi nào một xã hội biết gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp bởi dân phong quốc tục, truyền thống lâu đời của trí tuệ và tôn vinh những bậc trưởng lão, họ có thể sẽ thịnh vượng và không suy tàn.
17/04/2020(Xem: 5081)
Cuộc họp ngắn của nhóm chuyên gia y tế vào ngày 27/3/2020, bắt đầu với một chiếc máy ảnh lung linh và thô sơ. Vào ngày 31/3/2020, Tiến sĩ bác sĩ Phật tử James Maskalyk mở đầu bằng một bản tóm tắt nhanh về tình hình hiện tại của Covid-19: đã lây lan ở khắp mọi nơi trên thế giới.
13/04/2020(Xem: 5221)
Quý bạn cảm thấy mình có lo lắng, thậm chí chán nản hay cô đơn trong mối quan hệ của mình phải không? Tất cả chúng ta đều trải qua những thử thách và xung đột trong cuộc hôn nhân của mình lúc này hay lúc khác. Như Giáo sư Tiến sĩ Phật tử John Gottman giải thích, việc liên tục xử lý các vấn đề đang diễn ra có thể dẫn đến “tình trạng bế tắc” (gridlock) không thoải mái và cảm giác rằng quý bạn đang quay cuồng như bánh xe và không tới đâu. Chìa khóa để cởi mở “tình trạng bế tắc” là hiểu hơn về những gì đối tác của quý bạn và cảm nhận – nhưng làm thế nào?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567